Tìm kiếm

Hội nghị Ban thường vụ Hiệp hội Phân bón mở rộng

Ngày 10/3/2016, tại Khách sạn Rex (TP. Hồ Chí Minh) TW Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban thường vụ mở rộng. Chủ trì Hội nghị là ông Nguyễn Anh Dũng, Đại biểu Quốc hội Khóa 13 – Chủ tịch Hiệp hội và ông Nguyễn Hạc Thúy, Thành viên Tổ thị trường trong nước của Chính phủ - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội. Về dự hội nghị có các đồng chí trong Ban thường vụ, một số Ủy viên Ban chấp hành, cùng đại diện Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) và một số doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn ở khu vực phía Nam. Phân bón Phú Mỹ (PVFCCo) là đơn vị tài trợ hội nghị.

Bắc Giang: Cung ứng gần 800 tấn phân bón cho nông dân sản xuất vụ Chiêm Xuân 2016

Sau hơn 2 tháng triển khai, đến nay, các cấp Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã cung ứng được gần 800 tấn phân bón N-P-K-Si cho nông dân sản xuất vụ Chiêm Xuân 2016, đạt 61% chỉ tiêu kế hoạch năm.

Tiến Nông ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư nghiên cứu áp dụng công nghệ thủy nhiệt trong sản xuất phân bón hữu cơ với đối tác Nhật Bản

Ngày 3-12, tại nhà máy dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông – Bỉm Sơn, Công ty đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư nghiên cứu áp dụng công nghệ thủy nhiệt trong sản xuất phân bón hữu cơ với Trường Đại học Công nghệ Tokyo (Nhật Bản), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty K.K Satisfactory International (Nhật Bản).

Giải pháp nào phát triển bền vững ngành hồ tiêu? - "Cần có sự am hiểu về đất và nguồn dinh dưỡng"

Trước thực trạng bùng phát diện tích hồ tiêu khó kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam (người có thâm niên trong lĩnh vực nghiên cứu về đất và dinh dưỡng cây trồng, đặc biệt là đối với vùng trọng điểm hồ tiêu ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ) đã có một số khuyến cáo với ngành hồ tiêu và người trồng hồ tiêu.

Thâm canh cà phê bền vững

Với độ cao từ 500 - 600m, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, chất đất phù hợp nên Tây Nguyên là vùng trọng điểm phát triển cà phê vối của cả nước.

Ngày 17/11, tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Đăk Lăk tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề "Một số giải pháp thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững". Lợi thế lớn Với độ cao từ 500 - 600m, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, chất đất phù hợp nên Tây Nguyên là vùng trọng điểm phát triển cà phê vối của cả nước. Cà phê ở đây có hương thơm, vị ngon, được các nhà rang xay thế giới phối trộn với các loại cà phê khác để cho ra sản phẩm cà phê hòa tan. Bên cạnh đó, do diện tích mới trồng đều bằng giống mới, canh tác theo quy trình nông nghiệp tốt, truy nguyên nguồn gốc được mở rộng nên chất lượng cà phê xuất khẩu được nâng cao. Công nghiệp chế biến cà phê cũng từng bước được hình thành và phát triển lớn mạnh, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đến nay, công nghiệp chế biến cà phê nhân có công suất 1,5 triệu tấn, chế biến cà phê bột 51,7 ngàn tấn, chế biến cà phê hòa tan 12,1 ngàn tấn. Kho bảo quản 2,36 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu chế biến, bảo quản và xuất khẩu. Từ đây, nhiều thương hiệu cà phê của nước ta đã nổi tiếng với người tiêu dùng thế giới như Cà phê Buôn Ma Thuột, Cà phê Trung Nguyên, Vinacafe... Chính những thương hiệu này đã đưa khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê không ngừng tăng. Hàng năm, có 95 - 97% tổng sản lượng cà phê trong nước được xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14% thị phần và xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhân. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 1,73 triệu tấn, kim ngạch 3,62 tỷ USD (so với năm 2013 tăng 33,4% về khối lượng và 32,2% về giá trị, chiếm 24,97% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản). Nỗi lo không nhỏ Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng ngành cà phê Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn. Đó là sự phá vỡ quy hoạch, bùng nổ diện tích, dẫn theo nhiều hệ lụy khác. Theo quy hoạch thì đến năm 2020, diện tích cà phê cả nước dừng lại ở con số 600 ngàn ha (trong đó Tây Nguyên 530 ngàn ha). Tuy nhiên đến năm 2014, cả nước đã có 641,7 ngàn ha, vượt gần 7% theo quy hoạch. Trong số trên thì diện tích cà phê già cỗi, cần trồng thay thế, tái canh là 140 - 160 ngàn ha. Phần lớn diện tích này nằm trong vùng quy hoạch và trồng sớm, thuộc vùng SX tập tung có điều kiện khí hậu, đất, cơ sở hạ tầng phù hợp. Tuy nhiên do cà phê trồng từ lâu nên đã già cỗi, dẫn đến năng suất, chất lượng thấp, tiểm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân và vị thế của ngành cà phê. Tại diễn đàn, các nhà khoa học và nhiều nông dân đã chỉ ra một yếu tố quan trọng khác dẫn đến việc vườn cây nhanh thoái hóa, đó là hầu hết diện tích cà phê đều tập trung ở nông hộ (84,8 - 89,7%). Hầu hết các chủ vườn vì nhiều lý do khác nhau nên quá trình canh tác chưa hợp lý. Cụ thể như bón phân không cân đối, lạm dụng thuốc BVTV, tưới nước quá mức làm suy giảm độ phì của đất. Rất nhiều vườn cà phê chưa coi trọng việc trồng cây che bóng và chắn gió (chỉ có 18,3% diện tích cà phê được trồng cây che bóng)

Tiến Nông cam kết cùng Chi cục QLTT Hà Tĩnh đẩy lùi phân bón giả, phân bón kém chất lượng

Sáng 31/10, Chi cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật và phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về SX-KD phân bón trên địa bàn.

 

Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả mô hình sử dụng phân bón NPKSi Tiến Nông trên cây lúa.

Sáng ngày27/10/2015 tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất; Trung tâm Trợ giúp nông dân phối hợp với HND huyện Thạch Thất và Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông đã tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả mô hình sử dụng phân bón NPKSi Tiến Nông trên cây lúa.

Hội thảo "Đánh giá mô hình sử dụng phân bón N.P.K.Si" tại Tuyên Quang

Ngày 15-10, tại phường Ỷ La (TP Tuyên Quang), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông (tỉnh Thanh Hóa) tổ chức chức Hội thảo đầu bờ đánh giá thực hiện mô hình sử dụng đồng bộ dinh dưỡng N.P.K.Si cho cây lúa vụ mùa năm 2015

Hội nghị "Hướng dẫn sử dụng phân bón Tiến Nông “Vì Nông dân Việt” giai đoạn 2015-2020 "

Sáng ngày 19/10/2015, tại Trụ sở liên cơ quan, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Hội nghị hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón Tiến Nông “Vì nông dân Việt” giai đoạn 2015-2020. Dự Hội nghị có các đồng chí thường trực Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo công ty, cán bộ tỉnh hội theo dõi các huyện, thành phố; Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội Nông dân các huyện, thành phố và 50 Chủ tịch Hội Nông dân các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh là những nơi tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ có hiệu quả cho nông dân trong năm qua.

Giải pháp Tiến Nông tại Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2014-2015

Ngày 14/08/2015 tại thành phố Quảng Ngãi, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2014-2015. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Quang Thích, Ông nguyễn Trọng  Thừa cục trưởng cục CB NLTS & NM, Ông Nguyễn Thành Long Chủ tịch Hiệp hội Mía đường cùng các đại diện lãnh đạo sở, ngành, đơn vị , địa phương liên quan trên địa bàn cả nước.

 

Khi hội viên mắt thấy, tai nghe

Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân (ND) tỉnh Hưng Yên tích cực liên kết, phối hợp các doanh nghiệp lớn, có uy tín để giới thiệu, hướng dẫn, cung ứng phân bón đảm bảo chất lượng cho hội viên, ND. Đây là một trong những hoạt động của Hội ND tỉnh nhằm góp phần thực hiện chương trình giám sát việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp (VTNN).

Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông

GPKD số: 2800142141
Địa chỉ: 274B Bà Triệu, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa
Điện thoại: 02373.729.729
Email: info@tiennong.vn
Website: www.tiennong.vn
Nhận thông tin từ chúng tôi
TOP